Hiệu Trưởng: Huỳnh Lam Phương – 0913 100 778
Giới thiệu
I. Địa vị pháp lý của Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam
1. Trường Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Miền Nam thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam thuộc loại hình trường công lập, được thành lập theo quyết định số 506/QĐ-LMHTXVN ngày 15/07/2011 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
3. Trường Trung cấp nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4. Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam có trụ sở chính tại xã Thanh Phú, huyên Bến Lức, tỉnh Long An.
Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
II. Quản lý nhà nước đối với Trường
Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam chịu sự quản lý trực tiếp của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và quản lý nhà nước về dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An
III. Quy chế tổ chức hoạt động của Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam
1. Điều lệ này xây dựng trên cơ sở điều lệ mẫu của Trường Trung cấp nghề ban hành theo quy định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/05/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
2. Điều lệ này bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên trường
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam
c) Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Trường
d) Các hoạt đông dạy nghề
e) Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề, cán bộ, nhân viên.
f) Nhiệm vụ và quyền của người học nghề.
g) Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị của Trường;
h) Quan hệ của Nhà trường với doanh nghiệp, gia đình và xã hội;
f) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
IV. Chức năng – Nhiệm vụ
1. Tổ chức đào tạo nhân lực ở trình độ trung cấp, sơ cấp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động các tỉnh, thành phố phía Nam và Khư vực.
2. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển tập thể các tỉnh và thành phố phía Nam
3. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với các ngành nghề được phép đào tạo.
4. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
5. Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
6. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
8. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miển phí cho người học nghề.
9. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động dạy và học nghề theo đúng quy định của pháp luật.
10. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và các hoạt động tài chính.
11. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo đúng quy định của pháp luật.
V. Ngành nghề đào tạo
1. Trung cấp
1.1. Kế toán hợp tác xã
1.2. Kế toán doanh nghiệp
1.3. Thương mại điện tử
1.4. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
1.5. Quản trị kinh doanh vận tải đường bộ
1.6. Nông nghiệp công nghệ cao
1.7. Pháp luật
1.8. Quản trị kinh doanh
2. Sơ cấp
2.1. Giám đốc Hợp tác xã
2.2. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp
2.3. Kế toán Hợp tác xã
2.4. Kiểm soát Hợp tác xã
2.5. Quản trị và khái thác vận tải đường bộ
2.6. Thương mại điện tử
2.7. Chuyễn đổi số trong Hợp tác xã