Tên ngành, nghề: Pháp Luật
Mã ngành, nghề: 5380101
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 1,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo trung cấp ngành pháp luật nhằm mục tiêu đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có trình độ trung cấp, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, có thể đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực pháp luật trong các cơ quan tư pháp địa phương, các cơ quan hành chính, các tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng thời có khả năng học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
Nắm vững và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Người học phải nắm vững và biết vận dụng những kiến thức cơ bản chung như: Giáo dục chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Tin học và các kiến thức cơ sở, chuyên ngành Luật như: Nhà nước và pháp luật; Tổ chức bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động… của các cơ quan trong tổ chức bộ máy và nền công vụ Việt Nam; khái quát những vấn đề cơ bản về luật nội dung và luật hình thức của pháp luật hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, tài chính, đất đai, môi trường, lao động và an sinh xã hội.
- Kỹ năng:
Người học thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ về hộ tịch, chứng thực; phổ biến giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở; xây dựng và soạn thảo văn bản pháp luật; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính…
Sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm ứng dụng và phân tích các dữ liệu trên máy tính phục vụ công việc.
Có kỹ năng căn bản về nghiệp vụ hành chính - văn phòng, soạn thảo văn bản, có khả năng sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu công việc.
1.2.2. Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng phân tích và xử lý thông tin.
- Có kỹ năng giao tiếp chuyên môn và xã hội linh hoạt.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm.
1.2.3. Ngoại ngữ, tin học:
- Ngoại ngữ: Có trình độ tiếng Anh tương đương 300 điểm TOIEC.
- Tin học: Có trình độ tin học tương đương chứng chỉ tin học ứng dụng cơ bản
1.2.4. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, pháp luật.
- Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có ý thức về truyền thống dân tộc, có phẩm chất chính trị, có đạo đức.
- Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Hiểu biết về đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; biết áp dụng và thực hiện trong cuộc sống và sinh hoạt ở nhà trường và xã hội.
- Hiểu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người kỹ thuật viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
- Đạo đức, tác phong công nghiệp.
- Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động.
- Có khả năng làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất.
- Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị.
- Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến.
- Có tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện đặc biệt, khắc nghiệt đảm bảo an toàn lao động.
- Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật.
- Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.
- Rèn luyện thân thể đảm bảo sức khoẻ học tập và lao động - đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp 1, thực hiện được các bài tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ thường xuyên trong cuộc sống sau này.
- Có kiến thức quân sự phổ thông, có khả năng chiến đấu và chỉ huy chiến đấu cấp tiểu đội. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có thể công tác, làm việc ở nhiều cơ quan với nhiều vị trí công việc khác nhau: Công chức cấp xã ở hầu hết các chức danh, kể cả chức danh lãnh đạo, cán bộ phòng Tư pháp, sở Tư pháp, cán bộ thi hành án, hoặc làm việc tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật, doanh nghiệp, HTX.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 25
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 52 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.065 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 359 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 961 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã
MH/
MĐ
|
Tên môn học/mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng số |
Trong đó |
Lý thuyết |
Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/ thảo luận |
Kiểm tra |
I |
Các môn học chung/đại cương |
11 |
255 |
94 |
148 |
13 |
MH 01 |
Chính trị |
1 |
30 |
15 |
13 |
2 |
MH 02 |
Pháp luật |
1 |
15 |
9 |
5 |
1 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
1 |
30 |
4 |
24 |
2 |
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng - An ninh |
2 |
45 |
21 |
21 |
3 |
MH 05 |
Tin học |
2 |
45 |
15 |
29 |
1 |
MH 06 |
Anh văn |
4 |
90 |
30 |
56 |
4 |
II |
Các môn hoc, mô đun chuyên môn |
41 |
1065 |
265 |
740 |
60 |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
24 |
555 |
200 |
311 |
44 |
MH 07 |
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật |
3 |
60 |
25 |
30 |
5 |
MĐ 08 |
Luật Hiến pháp |
3 |
60 |
20 |
35 |
5 |
MĐ 09 |
Luật Dân sự |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ 10 |
Luật Hôn nhân và Gia đình |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
MĐ 11 |
Luật Lao động |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
MĐ 12 |
Luật Đất đai |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
MĐ 13 |
Luật Tư pháp Quốc tế |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
MĐ 14 |
Luật Hình sự |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ 15 |
Luật Thương mại |
2 |
45 |
20 |
22 |
3 |
MĐ 16 |
Luật Hành chính |
2 |
45 |
20 |
22 |
3 |
MĐ 17 |
Luật tố tụng hình sự |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ 18 |
Luật tố tụng dân sự |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ 19 |
Luật tố tụng hành chính |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn, kỹ năng |
17 |
510 |
65 |
429 |
16 |
MĐ20 |
Kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng |
3 |
60 |
15 |
41 |
4 |
MĐ21 |
Nghiệp vụ thi hành án dân sự |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MĐ22 |
Nghiệp vụ văn thư - lưu trữ |
2 |
45 |
10 |
32 |
3 |
MĐ23 |
Quản lý hộ tịch |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MĐ24 |
Giải quyết khiếu nại, tố cáo |
2 |
45 |
10 |
32 |
3 |
MĐ25 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
270 |
0 |
Tổng cộng |
52 |
1320 |
359 |
888 |
73 |
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
- Các hoạt động ngoại khóa bao gồm:
+ Tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để tìm hiểu, định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp.
+ Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh;
+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cắm trại, hoạt động tình nguyện, hoạt động giao lưu với các đơn vị bạn…. do Nhà trường, đoàn trường, hội HSSV tổ chức
- Căn căn cứ vào điều kiện cụ thể và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
- Học sinh học hoàn thành chương trình môn học, mô đun và có đầy đủ các điều kiện theo quy định thì được dự kiểm tra hết môn học, mô đun.
- Thời gian, hình thức, nội dung và số lần kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp và có đủ điều kiện theo quy định trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp thì sẽ được dự thi tốt nghiệp hoặc làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Trường hợp học sinh được chọn làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp thì không phải thi các nội dung: Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của học sinh và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng bằng tốt nghiệp đối với học sinh theo quy định.
4.5. Các chú ý khác:
- Học sinh tốt nghiệp THCS nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học thêm nội dung văn hóa THPT.
HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký )
Huỳnh Lam Phương